Gà chọi bị khò khè là một loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi dưỡng gà tuy cách chữa đơn giản nhưng nếu bạn để lâu thì dễ có nguy cơ sụt cân, giảm sức. Hơn nữa nếu bạn sử dụng không đúng cách để chữa trị rất có thể gây tử vong cho chiến kê của bạn. Vậy nên SHBET sẽ chia sẻ với bà con những cách chữa trị tốt nhất, đơn giản nhưng hiệu quả cao.
✅ Đá gà đòn kịch tính – Cập nhật thuật ngữ kê trường
Nguyên nhân gà chọi bị khò khè
Để người chăn nuôi có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác nên sử dụng phương pháp gì để điều trị. Vậy nên bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân sau:
Bệnh do vi khuẩn gây ra
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khò khè cho gà nhưng phổ biến nhất là do bị tấn công từ vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Hoặc do bạn chưa tiêm phòng bệnh đầy đủ cho chiến kê cũng rất dễ gặp loại bệnh này. Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan chỉ trong vòng 1-3 ngày đã có thể phát bệnh.
Di truyền từ gà mẹ
Việc bạn không chữa trị đủ và đúng cho gà mẹ cũng là nguyên nhân khiến gà chọi bị khò khè. Cụ thể vi khuẩn sau khi xâm nhập vào gà mẹ có thì có thể tồn tại 18 ngày trong lòng đỏ trứng. Nếu bạn sử dụng trứng có sẵn bệnh ấp ra gà con thì khả năng cao những chú gà nhỏ này đều có bệnh khò khè.
Sau khi tham gia đá gà
Đôi khi nguyên nhân dẫn đến gà chọi bị khò khè do sau cuộc đấu là do bạn không lau khô cho gà và xử lý vết thương tỉ mỉ. Dẫn đến vết thương lâu lành gây mốc sau đó gà bị nhiễm khuẩn và bị khò khè.
Môi trường nuôi gà không khô thoáng
Chuồng trại cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nếu như môi trường sống của gà chọi quá tối, kín gió, ẩm thấp. Như vậy gà sẽ rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, phổi sau đó biến chứng dẫn đến khò khè, ủ rũ, sổ mũi,…
Cách chữa trị khi gà chọi bị khò khè
Người chăn nuôi nên tìm hiểu nguyên nhân xác thực dẫn đến bệnh sau đó tùy theo tình trạng của gà để chọn một phương pháp phù hợp. Sau đây SHBET xin đưa đến một vài phương pháp có thể hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị cho gà:
Khi gà đang ở tình trạng nhẹ
Khi bạn kiểm tra gà chọi thấy gà chỉ đang trong giai đoạn bệnh nhẹ bạn có thể giã gừng tươi cho chiến kê uống 1-2 lần trong ngày. Đồng thời bạn nên xoa bóp, ủ ấm cho gà tránh bệnh phát triển mạnh hơn. Ở giai đoạn này chỉ cần bạn duy trì phương pháp trên trong 2-3 ngày bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn.
Khi gà chọi có nhiều đờm, tình trạng bệnh chuyển biến nặng
Ở giai đoạn này gà chọi bị khò khè khá nặng, có đờm, sổ mũi, trạng thái uể oải, thở khó khăn. Lúc này bạn cần mua thuốc kháng sinh để có thể điều trị dứt điểm.
- Thuốc Ery: Mỗi ngày bạn sẽ cho gà uống 1 viên chia làm 2 lần trong ngày, duy trì liên tục trong vòng 2 ngày. Kết hợp bổ sung vitamin, khoáng chất trong bữa ăn để gà tăng thêm sức đề kháng.
- Thuốc Hen đỏ xuất xứ từ Thái Lan: loại thuốc này chuyên đặc trị gà chọi bị khò khè. Bạn có thể cho gà uống theo hướng dẫn của thú y hoặc trên bao bì.
- Thuốc TYLODOX 300S: Đối với loại thuộc này bạn sẽ pha thuốc vào nước cho gà uống hoặc thức ăn để điều trị. Người nuôi cần duy trì từ 3-4 ngày để điều trị bệnh dứt điểm.
- Thuốc DOXY PREMIX: Loại thuốc này người chăn nuôi có thể sử dụng với mục đích phòng và trị bệnh khò khè, hô hấp. Người nuôi trộn thuốc vào thức ăn theo định lượng đã có sẵn và duy trì trong 3-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Một số mẹo dân gian giúp điều trị gà chọi bị khò khè
Ngoài các phương pháp trên người chăn nuôi cũng có thể sử dụng các bài thuốc được dân gian lưu truyền. Khi sử dụng các phương pháp này vừa giúp gà khỏi bệnh lại không lo bị lờn thuốc:
- Dùng tỏi ngâm: Bạn ngâm 100g tỏi với 10 lít nước sách trong vòng 30 phút sau đó bạn sử dụng nước ngâm cho gà uống và trộn tỏi vào thức ăn. Phương pháp này giúp gà tăng thêm sức đề kháng, trị bệnh.
- Lá trầu không: Bạn lấy ít lá trầu giã nhuyễn vắt lấy nước cốt pha với muối cho gà uống
Kinh nghiệm phòng bệnh gà chọi bị khò khè
- Người nuôi luôn cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ và phù hợp với số lượng cá thể trong chuồng.
- Nên tiêm chủng đầy đủ các vacxin cho gà để phòng bệnh.
- Nên bổ sung vitamin, thuốc đề kháng vào thức uống và thức ăn cho gà chọi. Sẽ giúp gà tăng hệ miễn dịch phòng bệnh cực tốt.
- Đảm bảo chuồng trại thoáng khí nhưng phải ấm cúng vào những ngày mưa bão, mùa đông.
- Nên chuẩn bị một chuồng bệnh riêng dùng để tách các chú gà bị bệnh ra khỏi đàn.
✅ Đá Gà 88 – Trường đá gà trực tuyến đẳng cấp hàng đầu
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến gà chọi bị khò khè, hy vọng với nguồn dữ liệu trên sẽ giúp bạn phòng tránh loại bệnh này. Chúc quý hội viên nuôi dưỡng những chiến kê khỏe mạnh, sinh lực và kỹ năng dồi dào, bách chiến bách thắng. Đừng quên quay lại SHBet để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác trong việc chăn nuôi gà chiến nhé!